Quy tắc phụ đề phổ biến nhất là Các tiêu chuẩn của Ủy ban Hệ thống Truyền hình Tiên tiến (Advanced Television Systems Committee (ATSC) standards), hoặc quy định về phụ đề của BBC, Netflix.
Sau đây là một số chỉ tiêu cơ bản nhất cần lưu ý:
Quy tắc bất di bất dịch khi khởi tạo phụ đề đó là bắt đầu và kết thúc khớp với lời của người nói. Tránh để người nói chưa nói xong mà phụ đề đã kết, hoặc ngược lại. Tất cả vì khả năng đọc phụ đề và xem hình của người xem.
Quy tắc bất di bất dịch khi khởi tạo phụ đề đó là bắt đầu và kết thúc khớp với lời thoại, đôi khi là bài hát hoặc tiếng kêu. Tránh để lời thoại chưa kết thúc mà mà phụ đề đã hết, hoặc ngược lại.
Nhưng sự thật lại không đơn giản như vậy.
Thời lượng cho một phụ đề nên là 160-180 từ/phút hay 0.33-0375 từ/giây. Tuy nhiên tùy thuộc vào nội dung video và đối tượng xem, thời lượng này có thể thay đổi:
Kéo dài thời gian:
Rút ngắn thời gian:
Nhưng thời lượng cho một phụ đề không được vượt quá 10 giây, như vậy sẽ làm người xem bị phân tâm vì câu phụ đề quá dài (trừ thông tin trên màn hình).
Khi có đối thoại cần trình bày ở dạng gạch đầu dòng và các đối thoại không vượt quá 3 giây. Nếu đối thoại không hiện mặt hoặc không rõ người tham gia, có thể ghi tên/giới tính người nói ở trước câu thoại trong đoạn hội thoại.
Thường không chiếm quá nhiều diện tích cho một frame.
Ngắt dòng phụ đề thường bị bỏ qua khi người lập phụ đề quá tập trung vào tiêu chí 40 kí tự 1 dòng kể trên, dẫn đến những câu văn bị ngắt dòng không thương tiếc và đau khổ. Phụ đề thường được ngắt nhưng không giới hạn bởi các cách sau:
Ngoài ra còn nhiều trường hợp khác, mà người biên tập dựa vào ngữ cảnh, tình tiết của video, CPL, CPS để ngắt dòng. Tuy vậy, mọi câu dài phải được ngắt, dù không vượt quá 40 kí tự một dòng.
Phụ đề thường gắn liền với việc chuyển ngữ các bộ phim, chương trình giải trí nhưng hoạt động phụ đề còn bao quát hơn nhiều. Rất nhiều video lĩnh vực pháp lý, các phiên xét xử, các bài buổi trao đổi y học, khoa học, video hướng dẫn kỹ thuật, quảng cáo, tôn giáo đòi hỏi phụ đề để vừa lưu giữ được ngôn ngữ gốc mà vẫn bảo toàn sự đa ngôn ngữ.
Ngoài ra, giờ đây còn có biên dịch phụ đề song song dành cho những buổi phát sóng trên nền tảng số. Sở dĩ có nhu cầu này vì (1) những buối phát sóng trên nền tảng số thường có lượng người xem lớn và chủ yếu qua các thiết bị điện tử, tức là không có thiết bị chuyên dụng dành cho phiên dịch song song, (2) người xem tập trung nhiều vào chính nội dung phát sóng, tức muốn tiếp nhận nội dung ở dạng nguyên bản, không pha tạp ngôn ngữ khác, (3) tốc độ cập nhật nội dung chóng mặt. Các buổi phát sóng thường thu hút rất nhiều người xem tại thời gian thực. Phiên bản có phụ đề chắc chắn sẽ được cập nhật sau khi phát sóng, nhưng khi đó nội dung đã lỗi thời và lượng người xem sau đó thường xem lại vì có nhu cầu về ngôn ngữ, không phải về nội dung.
Tuy phụ đề hiện ra chậm hơn và còn nhiều hạn chế nhưng đã bước đầu mở ra một thời kỳ mới cho biên dịch phụ đề: phụ đề có thể được cung cấp song song với người nói như phiên dịch song song với chất lượng tương đương. Nhưng biên dịch phụ đề song song khác với máy dịch. Máy dịch chỉ đưa ra bản dịch gần như tức thời khi đã có nội dung có sẵn, trong khi các buổi phát sóng trực tiếp không hề cung cấp nội dung trước, thậm chí là khó đoán.
Với tình trạng dịch phụ đề thác loạn và tự tác như hiện nay, việc đưa ra một tiêu chuẩn về trình bày phụ đề là cần thiết ở Việt Nam. Dù đã ban kiểm duyệt riêng từ các đài truyền hình hoặc các cơ quan chuyên về kiểm duyệt nội dung, nhưng vẫn chưa có hệ thống kiểm duyệt về việc trình bày phụ đề. Ngoài ra phụ đề cần những phần mềm, công nghệ mới phát triển để biến phụ đề cung cấp trong thời gian thực trở thành giấc mơ có thể thực hiện được.