Dịch thuật công chứng hiện diện trong hoạt động giáo dục, kinh tế và pháp lý. Một bản dịch công chứng có vai trò quan trọng giúp các cơ quan quản lý có thể hiểu được nội dung các tài liệu để quyết định xem xét các yêu cầu của cá nhân hoặc doanh nghiệp. Vì vậy, một bản dịch công chứng cần phải được dịch chính xác tuyệt đối và có thể được thực hiện một cách nhanh chóng. Bài viết này sẽ chia sẻ những yêu cầu pháp lý cũng như phương pháp thực hiện một bản dịch công chứng uy tín, tin cậy tại AM Việt Nam.
Chúng tôi sẵn sàng cung cấp dịch vụ thử nghiệm, quý vị có thể yêu cầu công chứng miễn phí cho 01 bộ tài liệu có độ dài dưới 300 từ.
Dịch thuật công chứng (hay Công chứng bản dịch; Dịch công chứng) là một hoạt động kết hợp giữa dịch thuật tài liệu và chứng thực. Khi dịch thuật viên thực hiện dịch xong 1 bản dịch, họ sẽ ký bản cam kết chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của bản dịch trước mặt công chứng viên, sau đó công chứng viên sẽ ghi nhận và chứng nhận việc chữ ký của dịch thuật viên là đúng.
Vì vậy, công chứng viên sẽ không chịu trách nhiệm về nội dung, họ chỉ có nhiệm vụ:
(*** Quý vị có thể tham khảo luật công chứng TẠI ĐÂY)
Trên thực tế cả cá nhân và tổ chức đôi khi đều cần dịch thuật công chứng. Các bản dịch công chứng nhằm mục đích giúp các cơ quan có thẩm quyền có thể hiểu được nội dung hồ sơ bằng tiếng nước ngoài để xem xét việc cấp phép hoặc phê duyệt các đề nghị khi được yêu cầu.
Nhu cầu dịch thuật công chứng cá nhân thường gắn liền với các hoạt động lưu trú, giáo dục, lao động:
Nhu cầu dịch thuật công chứng của doanh nghiệp, tổ chức:
Tài liệu được dịch thuật công chứng bao gồm ba phần, được sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới sau:
(1) Bản dịch
Là tài liệu chuyển ngữ của bản gốc, từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt Nam hoặc ngược lại.
(2) Lời chứng (lời chứng của công chứng viên/lời chứng thực chữ ký người dịch)
Lời chứng được cung cấp theo mẫu của Phòng tư pháp, Phòng/Văn phòng Công chứng, bao gồm tối thiểu các nội dung: Họ tên, số CMND/CCCD/Hộ chiếu của người dịch, cam đoan bản dịch là đúng và chính xác, chữ ký của người dịch, lời xác nhận, chữ ký & con dấu của công chứng viên, người được ủy quyền ký của phòng tư pháp.
(3) Bản gốc
Là tài liệu do cá nhân, tổ chức có nhu cầu dịch cung cấp. Bản gốc không nhất thiết phải có con dấu để được công chứng, chứng thực. Đối với tài liệu do cơ quan nước ngoài cấp, cần được hợp pháp hóa lãnh sự trước khi công chứng dịch để đảm bảo giá trị pháp lý cao nhất.
Hiện nay, theo Luật Công chứng 2014 chỉ cho phép dịch công chứng tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc ngược lại chứ chưa cho phép dịch công chứng trực tiếp giữa hai tiếng không phải tiếng Việt Nam. Tuy nhiên, có thể thực hiện dịch bắc cầu ví dụ: Dịch tiếng Anh > tiếng Việt > tiếng Pháp thì vẫn có thể đáp ứng nhu cầu của quý vị.
Theo quy định của Pháp luật hiện nay, một dịch thuật viên công chứng cần đảm bảo tối thiểu các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
Khi yêu cầu dịch vụ dịch công chứng tại AM Việt Nam, quý khách sẽ được:
AM Việt Nam thực hiện quy trình dịch thuật công chứng chuyên nghiệp với các thủ tục chặt chẽ và hợp pháp. Khách hàng của chúng tôi sẽ nhận được các sản phẩm dịch công chứng nhanh chóng và tin cậy, đảm bảo đúng qui cách và đầy đủ tính pháp lý.
AM Việt Nam sẵn sàng cung cấp thử nghiệm miễn phí dịch vụ dịch thuật công chứng cho quý khách. Để được cung cấp thêm thông tin, vui lòng liên hệ với chúng tôi.